Nguồn nước của hệ thống tưới thông thường có các dạng sau:
1. Giếng khoan
2. Giếng đào
3. Hồ tự nhiên
4. Sông, suối chảy
5. Hồ, trải bạt lót hồ.
I. GIẾNG KHOAN
Câu hỏi: Bơm giếng khoan có dùng để tưới cho vườn cây được không?
Giếng khoan thực chất là nguồn nước thuộc dạng yếu nhất trong các nguồn nước dùng để tưới (trừ giếng phun). Thông thường trong dân dụng thì giếng khoan nằm ở ngưỡng 30 – 100m, lỗ khoan cũng không quá lớn. Nhỏ thì tầm 120mm, lớn thì tầm 200mm. Lớn hơn nữa thì thông thường chúng ta đã chuyển sang giếng khoan công nghiệp.
Thông thường giếng khoan cho nguồn nước không ổn định, tùy thuộc theo mùa. Và câu hỏi đặt ra cho chúng ta là liệu bơm giếng khoan có dùng để tưới cho vườn cây được không?
Câu trả lời là có, nhưng chỉ dành cho những vườn nhỏ thôi, tầm vài sào, vài công hay vài nghìn mét vuông. Tại sao lại như vậy?
Vì công suất của máy bơm giếng khoan và quy mô, chi phí khoan giếng khiến cho hầu như các giếng khoan dân dụng đều nhỏ và cạn, lỗ nhỏ. Nên máy bơm giếng khoan đa phần là máy công suất nhỏ. Với điện một pha thì chỉ vài ba hP (ngựa). Ba pha thì lớn hơn nhưng cốt chính yếu là máy bơm giếng khoan có đủ khả năng đẩy cao tốt và khả năng đưa nước đi nhiều thì kém. Từ dưới giếng khoan sâu. Để đưa được nước lên, máy bơm phải thắng được một áp lực cao bằng từ mực nước tĩnh lên tới miệng giếng thì còn sức đâu mà dẫn đi tưới. Thế nên, lâu nay người ta vẫn thường dùng giếng khoan để lấy nước vào hồ, vào bể chứa ít ai dùng để tưới.
Nguyên nhân thứ hai ít ai để ý, đó chính là khi sử dụng giếng khoan chung với nước sinh hoạt thì sẽ gây phiền toái trong việc châm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vì sau khi tưới, khả năng hòa tan, thẩm thấu và trả ngược các chất này về giếng khoan để tưới trực tiếp.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp yêu cầu dùng giếng khoan để tưới trực tiếp. Điều này thường xảy ra đối với các vườn nhỏ tầm vài sào, vài công hay vài nghìn mét vuông.
Mực nước tĩnh H(m) thay đổi theo mùa, theo mực nước ngầm là yếu tố ảnh hưởng tới lưu lượng của máy bơm giếng khoan (bơm hỏa tiễn) nên khó dùng máy bơm giếng khoan cho hệ thống tưới vì tính không ổn định của nó.
Câu hỏi: Nhà tôi có con bơm hỏa tiễn 2hp thì có thể tưới được bao nhiêu gốc cùng một lần?
Đây là một câu hỏi gần như điển hình của một số bà con nông dân chúng ta. Với ASOP, mỗi khu đất, mỗi loại cây, mỗi địa hình mang một hình thái khác nhau. ASOP thông thường trả lời là không thể xác định được là có thể tưới được bao nhiêu gốc một lần.
Thứ nhất, chúng ta chưa xác định được bơm sâu hay cạn (mực nước tĩnh), điện yếu hay mạnh, vườn rộng hay nhỏ, lên dốc hay xuống dốc,... Đặc biệt là giếng khoan thì nước mùa mưa ra nhiều, mùa nắng ra ít, không ổn định. Trường hợp diện tích canh tác quá ít thì chúng ta phải đo nước đầy thùng phuy trong vòng bao nhiêu giây rồi tính lưu lượng và chia ca.
Van chỉnh áp lực là dùng để đưa áp lên 1kg/cm2 hoặc 2kg/cm2 tùy theo mình thử nghiệm. Đây là lưu lượng áp chọn để chúng ta thiết kế hệ thống tưới. Thông thường đối với đất bằng chúng ta lấy giá trị là 2kg/cm2, đất xuống dốc ta lấy bằng 1,2kg/cm2 và đất lên dốc thì tùy theo lên nhiều hay ít
Câu hỏi: Giếng khoan của tôi có cát thì phải làm thế nào
Giếng khoan có cát thì phải đào một cái hồ trung chuyển rồi dùng bơm chìm hoặc bơm ly tâm đẩy đi tưới
II. NGUỒN NƯỚC AO HỒ TỰ NHIÊN
Ao hồ tự nhiên thông thường được kết nối với mạch nước ngầm tại vị trí hồ nước hoặc có nguồn nước vào nước ra từ suối, lạch nhỏ chặn dòng. Đây là nguồn nước tự nhiên nên trong nước có nhiều phù sa vi sinh vật cũng như nhiều rác cặn. Do đó, hệ thống tưới lấy từ nguồn nước này cần phải được bố trí hệ thống lọc lớn đủ đảm tải cho nó.
Nguồn nước ao hồ tự nhiên thông thường được sắp xếp ở vị trí thấp nhất của vườn nên để tưới từ các hồ nước này đòi hỏi máy bơm phải có cột áp cao và tưới hao điện.
Câu hỏi: Trường hợp nào tưới hao điện?
Tưới hao điện là như thế này. Một máy bơm 30hp mà lượng nước tưới chỉ bằng máy bơm 3hp gọi là hao điện. Trường hợp này hao điện tới 900%.
Câu hỏi: Hệ thống tưới nên đi ống to hay ống nhỏ?
Chúng ta có thể phóng đại hoặc phóng tiểu như thế này: Nếu máy bơm 3hp mà đi ống 10mm và 100mm thì theo các bạn trường hợp nào ok hơn. Lên dốc và xuống dốc đều như vậy
III. NGUỒN NƯỚC HỒ Ở TRÊN ĐỈNH, NƠI CAO NHẤT KHU ĐẤT
Thông thường đối với những vườn cây có diện tích tương đối lớn, tầm 7 sào, 1ha hay hàng chục ha thì chúng ta thường phải có hồ chứa ở vị trí cao nhất của khu đất và bố trí đường ống dẫn đi tưới.
Vậy trữ lượng của hồ này phải là bao nhiêu? Đây là câu hỏi khá hóc búa. Chúng ta dựa vào đâu để tính toán trữ lượng cho các hồ này?
Câu trả lời là dựa vào diện tích của vườn, loại cây trồng và vũ lượng cần thiết của cây đó (vũ lượng tùy theo loại cây, tùy theo loại mô hình tưới từ 40 – 80m3/ha)
Câu hỏi: Vũ lượng là gì?
Vũ là mưa, lượng số lượng
Nếu lấy một dụng cụ có hình trụ, đặt ở ngoài trời để đo lượng mưa thì chiều dày của lớp nước mưa đo được trong dụng cụ đo đó chính là lượng mưa. (Dụng cụ đo có chiều cao tương đối cao, không để nước mưa trong dụng cụ đo văng ra ngoài, cũng không để nước mưa ở dưới đất văng vào dụng cụ đo và trên cao không bị che chắn). Vũ lượng trong thời tiết người ta thường tính bằng chiều cao mm, ví dụ hứng cái ly hình trụ ngoài trời mưa, sau cơn mưa đo được chiều cao nước trong ly bao nhiêu thì được tính đó là vũ lượng. Ví dụ như đo được 5mm thì vũ lượng của cơn mưa đó là 5mm hoặc 10.000m2 x 0,005m = 50m3. Như vậy vũ lượng 50m3 cho một ha thì tương đương với 5mm.
Như vậy, vũ lượng của hệ thống tưới cũng được xác định theo lượng nước tưới ra trên một đơn vị diện tích. Thông thường 1 lần tưới được tính từ 40-100m3/ha hoặc 4-10m3/sào (1000m2), Tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt tại gốc đối với cây ăn trái thì vũ lượng tầm 40-50m2/ha. Tưới phủ toàn diện tích thì gấp đôi hoặc tùy theo mô hình tưới.
Vũ lượng này cũng chính là lưu lượng tính toán của vườn cây cần tưới trong mỗi giờ tưới. Nếu chúng ta muốn tưới vũ lượng gấp đôi thì chúng ta có thể tưới thời gian gấp đôi. Cũng từ đây mà ta tính ra được lưu lượng của béc cần tưới
Ví dụ:
Với diện tích trồng cây dừa 1ha, mật độ trồng cây là 4x4m
chúng ta nên đi béc bao nhiêu là hợp lý
Vũ lượng chọn cho vườn này giả sử là 50m3/h
mật độ trồng 4mx4m tương đương với 1ha có 625 cây. Vậy lưu lượng của một gốc cây tối thiểu nên là 50.000l/h / 625 = 80l/h
Cũng bài toán trên nếu khoảng cách trồng là 5mx5m thì sao
Với khoảng cách trồng là 5mx5m thì mỗi ha có 400 cây, vậy lưu lượng của một gốc cây tối thiểu nên là 50.000l/h / 400 = 125 l/h (mỗi gốc 2 béc???)
hay vườn sầu riêng có khoảng cách trồng là 8mx8m thì ta nên đi béc tưới bao nhiêu lít/h cho nó? 156 cây
50.000l/h / 156 cây = 320l/h. Trường hợp này chúng ta chọn 2 hoặc 3 béc từ 100l/h trở lên
Nếu tưới vũ lượng lớn thì ảnh hưởng tới tần suất tưới của
Câu hỏi: mỗi ha tưới cần vũ lượng bao nhiêu
Nếu tưới gốc thì vũ lượng từ 50-60m3/h/ha, Nếu tưới phủ thì vũ lượng từ 70-100m3/h/ha. Con số trên có thể thay đổi tùy theo cảm tính của mỗi vườn, mỗi quan điểm tưới của chủ nhà nhưng không được thay đổi quá nhiều (>50%)
Cách Tính Trữ Lượng Cho Hồ Chứa Trong Hệ Thống Tưới
Chúng ta sử dụng công thức sau:
S×V×TC
S là diện tích (ha)
V là vũ lượng (m3/h/ha)
T là thời gian dự phòng khi không cấp nước vào hồ (ngày)
C là số ngày tưới ngưng sau 1 ca (ngày)
Ví dụ: Ông A có vườn diện tích 3ha, trồng cây sầu riêng có vũ lượng là 50m3/ha. Ông dự định để tối đa 2 tuần không bơm nước vào hồ, 4 ngày tưới 1 lần. Thể tích hồ ông phải đào là:
3×50×144 = 525 m3
Nếu 3 ngày tưới 1 lần thì:
3×50×143 = 700 m3
IV. NGUỒN NƯỚC LẤY TỪ SÔNG
Nguồn nước này được chia làm 2 loại là sông suối đất bằng, đổ xuống rẫy hoặc nguồn suối sông đẩy nước tưới lên đỉnh.
Đối với đất bằng hoặc tưới xuống dốc, hệ thống tưới được xác lập như trường hợp tưới thuận (hồ ở trên đỉnh )
Đối với trường hợp đẩy nước lên dốc để tưới, chỉ có thể tưới được diện tích nhỏ (giống hoặc gấp đôi) như trường hợp tưới trực tiếp từ giếng khoan.
Tất nhiên dốc nhỏ hay lớn sẽ được giải quyết ở phần sau