CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC
- Hệ thống đường ống dẫn nước được chia làm 3 cấp
Ống chính
Ống nhánh
Ống con
Ống chính được đi bằng ống PVC hoặc ống HDPE hay còn gọi là ống PE tùy theo điều kiện của từng địa phương, địa hình cũng như tùy theo chủ nhà.
Ống chính với vườn lớn có thể chia thành ống chính cấp 1 và ống chính cấp 2 (ống chính thứ cấp)
Bơm tưới áp cao thì chọn sụt áp ∆H cao, bơm tưới áp thấp thì chọn ∆H thấp.
Theo kinh nghiệm thì bơm áp cao chọn ∆H ống chính là 3 đến 5m, bơm áp thấp chọn ∆H ống chính là 2m, chọn 3m thì đỡ hao dầu, hao điện hơn là 5m nhưng ống to hơn. Ống nhánh thì bơm áp cao hay bơm áp thấp gì chúng ta cũng chọn ∆H cao nhất là 3m thôi. Ống nhánh có chênh áp càng cao thì từ điểm khởi thủy tới điểm cuối đường ống nhánh chênh lệch càng cao.
- Có nên tập trung các van tưới lại gần hồ nước không?
Trả lời: tùy địa thế đất, tùy diện tích mà ta ra phương án cho hợp lý. Đối với diện tích đất quá lớn, việc cân nhắc gắn van điện đôi khi lại là rẻ hơn so với phương án gom ống pvc lại một mối
Còn đối với diện tích nhỏ và hồ nước nằm ở trung tâm giữa vườn, mặc nhiên các van tưới ở gần hồ, gần máy bơm.
Hình vẽ
- Đường ống chính từ máy bơm là 114mm thì đi lọc 90mm có được không?
Câu trả lời là không.
- Trường hợp sử dụng máy bơm áp thấp thì lọc có cần phải to hơn sử dụng máy bơm áp cao không?
Câu trả lời là có. Rõ ràng cũng công suất hp thì lưu lượng của máy bơm áp thấp gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi máy bơm áp cao nên đòi hỏi lọc cũng phải to hơn. Chúng ta có thể quay về câu hỏi ráp lọc như thế nào là đủ.
- Chúng ta nên làm van xả như thế nào?
Có một số vườn cây
Có nên gắn van điện từ cho hệ thống tưới chỉ có 2 van tập trung
Câu trả lời là không
Như hình dưới đây, thay vì chúng ta lắp 2 van từ thì ta có thể lắp 2 máy bơm trực tiếp vào hai đường ống chính và bật bơm cũng một lần hoặc thích bật van nào thì bật máy bơm đó.
Vậy, khi nào thì cần dùng van điện từ và bộ điều khiển van điện từ
Với quy mô dưới 1ha, nếu cố gắng bố trí sắp xếp tưới được hết một lần thì ta sắp xếp tưới luôn một lần.
Khi nào chúng ta lắp van điện từ
Khi mà chi phí gom van về trạm điều khiển (về máy bơm) lớn hoặc rất lớn mà chủ đầu tư muốn tự động hóa hệ thống tưới. Như vậy, trong trường hợp này chúng ta thay các van đặt trên vườn bằng van điện và kéo dây tín hiệu bằng nước về trạm bơm
Máy bơm tôi đạt áp 1,3kg/cm2, tại sao khi tưới béc không phun mạnh như của người khác.
- Béc phun thuốc nên chọn béc nào?
Một điều ước muốn của chúng ta là có loại béc nào đó lưu lượng thấp, phun xa và hạt thật là sương. Để làm gì? Để tiết giảm chi phí gắn béc, giảm chi phí làm hệ thống phun thuốc. Nhưng điều này dường như là một nghịch lý vì điều chúng ta muốn hình như ai cũng muốn. Và được như thế thì gọi là tuyệt vời. Thế ta tưởng tượng rằng có một cái béc có thể phun thuốc được cho cả 1000m2 với lưu lượng chỉ vài chục lít/h. Ở đây chỉ là cách nói ngoa dụ để chúng ta hiểu rằng lưu lượng quá nhỏ, hạt nước càng sương thì không thể phun xa được, dễ bị gió cuốn đi. Hoặc muốn đưa đi xa thì phải chịu 1 áp lực khá lớn, tầm trên 10 kg/cm2, cái này chỉ phù hợp với xịt bằng bơm xịt thuốc trừ sâu (bơm piston).
Đối với hệ thống phun thuốc đồng loạt trên cây, chúng ta nên cân đối độ sương của béc với bán kính phun cho phù hợp với từng loại cây. Phun càng sương thì không thể phun xa được. Phun càng xa thì hạt khó thành sương.
Điểm thứ 2 là chúng ta phải cân đối với việc tắc nghẽn đường ống. Nếu phun đang ………..thì càng dễ bị tắc nghẽn.
Kết cấu của một hệ thống phun thuốc trên cao giống như hệ thống tưới gốc bình thường. Chỉ khác nhau là phần đầu cuối, ống được đưa lên cao 2m, 3m, hay 6m - 7m tùy theo loại cây.
Phun thuốc chắc chắn là phải sử dụng máy bơm áp cao, sụt áp, tổn thất áp đường ống ∆H cho ống chính nên tối đa là 5m, ∆H cho ống nhánh cũng nên tối đa là 5m. Chiều cao béc phun 5m thì tổng cột áp tại bơm phải đạt từ 30m - 50m mới cho béc phun hạt sương tốt được.
Hiện tại ASOP chúng tôi có các dòng béc để phun thuốc sau (xếp theo mức độ sương của béc)
Hệ thống phun thuốc nên làm van ngoài vườn hay van tập trung.
Nên làm van ngoài vườn…….
- Hệ thống phun thuốc cho đất dốc có cần gắn béc bù áp không?
Không một hệ thống phun thuốc nào được gắn béc bù áp. Tại sao vậy? Vì béc bù áp chỉ dùng chủ yếu để tưới gốc. Khi có miếng chặn bù áp thì hạt nước thay vì ra sương thì nó trở nên hạt to hơn. Đây là điều không mong muốn của hệ thống phun thuốc vì nó cần hạt sương chứ không phải hạt mưa.
- Béc tưới bù áp sử dụng khi nào?
Như chúng ta đã biết, dạo gần đây (3 năm trở lại đây), từ năm 2017-2020. Thuật ngữ bù áp trong hệ thống tưới nổi lên một cách mạnh mẽ. Nó khiến nhiều người thần tưởng nó có khả năng thần thánh tự làm đều hệ thống tưới và làm cho nhiều người lầm tưởng là chỉ cần gắn béc tưới, hoặc dây tưới nhỏ giọt có bù thì tự khắc nước ra sẽ đều trong toàn hệ thống tưới cho dù đất có dốc thế nào? Cho dù ống có to hoặc nhỏ thế nào?
Đây chính là kết quả của việc thần thánh hóa bù áp trong hệ thống tưới. Đây là kết quả của việc chạy đua giữa các đơn vị phân phối, kinh doanh thiết bị tưới. Trong đó có ASOP.
Có thể nói, nhận định này chính ASOP cũng một phần liên quan đến tập thể ASOP. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu sâu và lắp đặt thử nghiệm cho nhiều trường hợp. Anh em tập thể ASOP đã đúc kết ra được một số vấn đề về hệ thống tưới đặc biệt là cải chính tưới bù áp như sau:
- Không phải cứ tưới bù áp là đều. Vì sao vậy?
Việc phân chia dòng nước là quan trọng hơn cả và nó thực sự quan trọng nhất trong việc thiết kế hệ thống tưới.
Chắc các bạn cũng có nghe đến phương pháp tưới tràn bằng cách dẫn kênh mương, thủy lợi. Mà một số khu vực ở Việt Nam chúng ta vẫn đang sử dụng. Người nông dân phải bố trí, sắp xếp, cào bằng đất vườn và làm mặt, dẫn mương theo sự chênh lệch cao độ gần như tuyệt đối theo kinh nghiệm để dẫn nước vào trong vườn (Hình). Đây mới chính là tuyệt phẩm của hệ thống tưới, nó giúp cho hệ thống tưới được hoạt động theo dòng nước tốt nhất. Nói vậy vẫn chưa đã động gì tới tại sao không phải cứ tưới bù áp là đề. Ta cứ tưởng tượng như thế này nhé. Nếu gắn béc bù áp lên ống nước dài 50mcó đường kính ống 100mm thì thế nào? Đường kính 20mm thì thế nào? Ống 1mm thì thế nào? Trường hợp nào nước đều hơn.
- Vì sao đất xuống dốc (đất bằng) là không sử dụng béc có bù áp?
Tưới xuống dốc, chúng ra dựa vào thế đổ nước từ trên xuống, dốc nhiều thì mạnh dưới, dốc ít thì mạnh trên, ống to thì mạnh dưới, ống nhỏ thì mạnh trên.
Vậy, bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là thừa, bao nhiêu là thiếu. Tôi đang nói về đường kính ống trong hai trường hợp trên. Chúng ta phải sử dụng phần mềm Hydrowiz
- Hệ thống tưới gốc cần hạt mưa hay sương
Cần hạt mưa hơn hạt sương. Mục đích là để tưới phân bón không bị bay hơi nhiều, gió đưa đi.
- Bán kính tưới của béc cho tưới gốc được xác định như thế nào?
Lưu lượng béc tưới cho tưới gốc ta đã biết cách xác định qua vũ lượng và số gốc, vậy bán kính tưới của béc tưới gốc được xác định như thế nào?
Bán kính tưới của béc gốc phụ thuộc vào khoảng cách trồng của cây. Và vùng rễ hữu hiệu
Ví dụ như cây cách cây 3m thì bán kính tưới là 1,5m
cây cách cây 5m thì bán kính tưới là 2,5m.
Nếu khoảng cách cây cách cây quá xa mà bán kính tưới của béc không đủ đảm tải thì phải tăng số lượng béc.
Cây có tán càng lớn càng cần nhiều nước vào mùa khô. Do bán kính rễ của nó khá xa gốc.
Sự khác nhau giữa HDPE và LDPE
- HDPE là High Density Poly Etylen
- LPDE là Low Density Poly Etylen
HDPE thì cao phân tử và cứng hơn LPDE. HPDE phải dùng phụ kiện nối có ren hoặc sử dụng máy hàn nhiệt, chịu áp cao lớn hơn 4kg/cm2 thích hợp với hệ thống cấp nước sạch, cấp nước đô thị. LDPE cơ ….., phụ kiện nối bằng phụ kiện có gờ rất cơ động và dễ sửa chữa.
Về độ bền với ánh nắng thì cả hai loại ống này nếu sử dụng nhựa nguyên sinh và chống UV thì đều có độ bên như nhau.
Chỉ có ống nhựa tái chế sẽ hay bị vỡ mụn khi gặp ánh nắng do thành phần tái chế không có phẩm tốt như nhựa nguyên sinh.
- Ống LDPE ASOP được bảo hành bao lâu?
Ống LDPE ASOP được làm từ nhựa nguyên sinh Arab. Được bảo hành 2 năm và ống có ghi ngày sản xuất, thương hiệu ASOP và bảo hành theo ngày tháng ghi trên ống. Thời gian sử dụng của ống để trên mặt đất trên 5 năm, chân dưới đất trên 15 năm
Như thế nào gọi là quá dư áp?
- Khi nào các thiết bị áp quá lớn gây bung, sút các khởi thủy đầu nối phụ kiện liên tục gọi là áp lực quá dư.
Trong trường hợp này ta phải xả về hồ hoặc chia lại ca tưới.
Thông thường áp tại ống nhánh, ống con không quá 4kg/cm2
Tôi muốn tưới xả từ trên đỉnh đồi xuống mà không cần dùng bơm có được không?
Chúng ta không thể tưới ở vùng phía trên quá sát với hồ ở đỉnh, chỉ có thể tưới vùng ở dưới như hình vẽ.
Phần phía trên phải sử dụng bơm tát (bơm áp thấp) để tưới.
- Dụng cụ thi công
Đục lỗ là gì:
Đục lỗ 5ly cho ống PE, LDPE
Dụng cụ đục lỗ cầm tay
Màu sắc: Xanh dương
Chất liệu: nhựa POM, mũi thép hợp kim
Xuất xứ: Việt Nam
Đục lỗ 5ly có cấu tạo đơn giản, thuận tiện, khuôn mẫu được tạo có gờ điểm tựa lực cho ngón cái, cườm tay và 4 ngón tay còn lại, tăng sức tì đè của dụng cụ lên thành ống, giúp đục lỗ dễ dàng, phần đuôi có khe gắn ống PE 5ly, 6ly, sau khi tạo lỗ xong quay ngược dụng cụ, luồn ống PE cùng đầu khởi thủy để gắn ống lên ống nhánh LDPE.
HÌNH ẢNH THỰC TẾ
- Mũi khoan
- Mũi khoan 8mm gắn ron cao su 8mm:
-
Mũi khoan nào cho khởi thủy:
- Mũi khoan 16 cho khởi thủy 16,20.
-
Mũi khoan nào để khoan lọc
Sau khi lắp ráp hệ thống tưới xong, chưa bật bơm lần nào, ta nên làm gì?
Trước khi bật bơm tưới thử hệ thống tưới vừa mới lắp xong. Ta phải xả đường ống.