SERIES BÀI GIẢNG HỆ THỐNG TƯỚI

Trong nông nghiệp hiện nay, đi đâu người ta cũng nghe đến nông nghiệp 4.0, nông nghiệp công nghệ cao.
 
  • SERIES BÀI GIẢNG HỆ THỐNG TƯỚI

Trong nông nghiệp hiện nay, đi đâu người ta cũng nghe đến nông nghiệp 4.0, nông nghiệp công nghệ cao. Đi song song với nó đa phần chúng ta thường phải biết đến hệ thống tưới Israel, cái mà chúng ta đang thường nhắc tới khi hướng về nông nghiệp công nghệ cao.

Song song đó, hiện nay chưa có một trường lớp bài bản nào đào tạo các kỹ thuật viên tư vấn hệ thống tưới. Chính vì điều đó, chúng tôi, ASOP mạnh dạn lập ra loạt bài giảng hệ thống tưới tiên phong cho mọi người cùng tham khảo. Tất nhiên trong quá trình giảng giải có thế gặp một vài sai sót. Nhưng tất cả những gì chúng tôi cố gắng chắt chiu chia sẽ trên loạt bài này nhằm mục đích đào tạo được thế hệ tư vấn viên hệ thống tưới trong tương lai.

Các tư vấn viên có thế ủng hộ hàng hóa của asop cũng nhưng không ủng hộ hàng hóa của asop. Chúng tôi hoan nghênh các bạn ứng dụng công nghệ cao giúp ích cho bà con nông dân nên tìm hiểu kỹ kỹ thuật trước khi triển khai cho bà con nên xem qua loạt video này. 

Ngoài ra, qua loạt video này, nếu nông dân cũng có thể tự thiết kế cho mình hệ thống tưới của các bạn để tránh đi nhiều lãng phí không đáng có khi đầu tư sai hướng.

Hệ thống bài giảng này sẽ được cập nhật liên tục trong thời gian khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Các bạn nhớ đón xem ngày cách ngày hoặc ngày cách 2 ngày. Các bạn đăng ký kênh để dễ dàng theo dõi video.

đăng ký kênh giải pháp nông nghiệp asop

Bài 1: dữ liệu đầu vào để thiết kế hệ thống tưới

- vị trí địa lý: vườn ở đâu?

- loại cây: cây gì?

- quy mô trồng: 1 sào, 3 sào, 5 công, 7 công, vài ha, vài trăm ha?   

- quy cách trồng?

Bài 2: hệ thống tưới gồm những gì?

- nguồn nước (nước ao, nước giếng đào, nước giếng khoan, nước sông, nước suối)

- máy bơm (máy bơm 1hp, máy bơm 2hp, máy bơm văn thể, máy bơm 3hp, máy bơm 2kw, nước từ trên cao dẫn xuống)

- bộ lọc cặn, hệ thống lọc nước cho hệ thống tưới.

- đường ống (ống chính, ống nhánh, ống phụ, ống con, ống hdpe, ống ldpe,) - thiết bị đầu cuối (béc tưới, béc tưới bù áp, cây cắm giữ béc, dây nhỏ giọt, ống nhỏ giọt, béc phun sương, béc phun mưa, béc tưới phun mưa cục bộ, béc tưới rau)

- thiết bị đầu cuối (dây nhỏ giọt cuốn gốc, béc tưới phun mưa cục bộ, béc tưới phun sương, dây nhỏ giọt rải luống)

- Nội dung Bài 1 và Bài 2 được cập nhật qua video sau:

 

BÀI 3: MÁY BƠM TRONG HỆ THỐNG TƯỚI

Máy bơm đóng góp vai trò lấy nước từ nguồn nước tới các thiết bị đầu cuối, đôi khi một vài hệ thống tưới sử dụng thế năng từ trên cao đẩy xuống chứ không sử dụng máy bơm. Còn lại gần như trên 95% sử dụng máy bơm cho hệ thống tưới

MÁY BƠM CHÌM

Xét về mức độ hiệu quả của máy bơm thì hình như là máy bơm chìm luôn cho lưu lượng cao nhất ứng với cột áp cao nhất. Căn bản là phần suction nó bằng 0, thậm chí âm. Nghĩa là nó luôn chìm trong nước, không bị xì lỗ mọt. Mà các bạn có biết xì lỗ mọt là gì không? Hồi còn nhỏ tôi còn nhớ một kỷ niệm tạo ra kinh nghiệm đáng nhớ. Đó là lúc học cấp 3, tôi phải vừa đi học vừa đi làm nông nghiệp. Buổi sáng chạy xe ra ngoài rẫy tiêu do mẹ tôi trồng và nhiệm vụ của tôi lúc đó là tưới cho 400 gốc tiêu đó. Như bình thường thì tôi chỉ gắn đầu bơm vào máy xới và thả ống rồng xuống rồi cột vào cổ bơm quay máy nổ là tưới được (lúc đó chưa có điện), nhưng hôm đó tôi quay máy hoài mà nước không lên. Leo xuống leo lên cái giếng đào cả chục lần cứ tưởng lúp bê bị xì. Làm đủ kiểu nhưng nó cũng không lên. Có anh hàng xóm chạy qua và nhìn nước giọt giọt ngay cổ bơm và phán một câu là bị xì lỗ mọt nên nước mới không lên. Từ đó trở đi tôi mới biết xì lỗ mọt là gì. Khi bơm chìm thì không còn bị hiện tượng này nữa. Chỉ cần xì lỗ mọt đối với bơm ly tâm trên mặt đất hoặc bị xì ron xì phốt, nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều tới công suất máy bơm. Bơm chìm có lợi thế nữa là được làm mát bằng nước. Chính vì thế bơm chìm luôn cho công suất lưu lượng và cột áp cao hơn so với các loại bơm khác cùng công suất như bơm nổi li tâm. Tuy nhiên, một nhược điểm không thể tránh khỏi của bơm chìm là khả năng rò điện cao giống như bơm hỏa tiễn vậy.

BƠM LY TÂM

Bơm ly tâm cũng chính là bơm chìm nhưng nổi trên mặt đất và có ống rồng (ống đáy hoặc ống hút) có lúp bê (mỗi vùng có một tên gọi khác nhau). Đặc điểm chung của bơm này là dễ bảo dưỡng, không bị rò điện vì không ở trong nước. Nhược điểm của nó giống như tôi kể câu chuyện xì lỗ mọt ở trên. Các bạn có thể tham khảo thêm.

Bơm ly tâm ảnh hưởng trực tiếp tới cách châm phân như thế nào. Ở hình dưới đây tôi chẳng hiểu tại sao Netafim lại khuyến cáo sử dụng bộ hút phân venturi cho bơm nổi như vậy. 

Đối với trường hợp bơm nổi, bơm ly tâm thì khỏi cần venturi nó cũng hút ầm ầm chứ cần gì gắn venturi vào làm gì. Trường hợp này nó giống như một máy bơm mà có 2 lup bê

BƠM HỎA TIỄN GIẾNG KHOAN

 

 

BÀI 4:

Sau khi chúng ta chọn bầu châm phân hoặc châm qua ống đáy, hoặc venturi thì chúng ta tiếp tục chọn bộ lọc. Thông thường, việc chọn bộ lọc nào có vẻ như làm cho ta lúng túng vì có quá nhiều loại lọc kích cỡ khác nhau, có quá nhiều hãng lọc khác nhau. Đối với ASOP thì việc chọn lọc dường như dễ dàng nếu chúng ta chọn cách sau

Giếng khoan: 24 cm2/m3/h

Sông suối ao hồ: 72 cm2/m3/h

Ví dụ: bơm giếng khoan của bạn là 10m3/h thì bạn phải chọn lọc có bề mặt diện tích lọc là 24*10 = 240cm2

bơm ao hồ của bạn cũng 10m3/h thì bạn phải chọn lọc có bề mặt diện tích lọc là 72*10 = 720cm2

Sau đây là bảng tính toán sẵn để chúng ta dễ dàng lựa chọn

Cách chọn thứ 2 là chọn theo diện tích canh tác. Thông thường, chúng ta chọn bộ lọc cho vườn cây ăn trái sẽ là 1.000.000đ/ha đối với giếng khoan và 2-3.000.000đ/ha với nguồn nước là ao hồ.

Ví dụ anh A có 5 sào (công) đất thì chúng ta chọn bộ lọc có tổng mức đầu tư là 1.000.000đ đến 1.500.000đ đối với nước ao hồ và 500.000đ đối với giếng khoan. Nước ao phục vụ cho 7ha thì bộ lọc nên chọn có giá từ 14.000.000đ đến 21.000.0000đ...

Công thức trên dường như không chính xác lắm nhưng chúng ta có thể xác định nhanh gọn lẹ khi mà nhà tư vấn chưa tư vấn cho bạn.

SƠ ĐỒ RÁP LỌC

Trước khi ASOP ra đời thì các đơn vị cung cấp hệ thống tưới cũng đã đi một đoạn đường khá dài, nhưng dường như chưa có một sơ đồ ráp lọc nào trước đó thể hiện tính năng xả ngược của lọc. Dùng dòng nước sạch của lọc này tống cặn dơ của lọc kia ra khỏi bề mặt lọc. Chính về nguyên lý này, việc lựa chọn loại lọc dường như trở nên cực kỳ quan trọng. Càng nhiều lọc nhỏ để cấu thành bề mặt diện tích xả lọc thì càng hiệu quả. Ví dụ theo bài tính toán trên ta tính ra được 1 vườn có diện tích lọc cần phải có để đảm tải lưu lượng qua nó là 1600cm2

Nếu chúng ta chọn lọc FTD90 hoặc FTD60L có diện tích bề mặt lọc là 1700cm2 là đảm bảo được hệ thống tưới hoạt động. Cùng một diện tích bề mặt lọc như thế, giả sử ta chọn loại lọc F63YD có tiết diện lọc là 525cm2 thì chúng ta cần 3 đến 4 cái. Nếu chọn lọc F40YD thì có tiết diện lọc là 300cm2 thì phải cần 5-6 cái

Tổng số tiền đầu tư nhiều lọc nhỏ bao giờ cũng sẽ nhỏ hơn so với sử dụng 1 cái lọc FTD90 hoặc FTD60L mà hiệu quả rửa ngược thì hoàn toàn tốt hơn. Cùng ví dụ trên ta chọn lọc F40YD thì khi rửa 1 cái, ta có thể dùng 4 cái còn lại có diện tích bề mặt thu nước của lọc là 300x4 = 1200cm2 để rửa cho 1 cái có diện tích bề mặt thu nước của lọc là 300cm2. Còn nếu chọn F60YDS thì  cần 3 cái, khi rửa ngược sẽ là 1200cm2 rửa cho 600cm2. Chúng ta dùng dòng nước lớn bóp nhỏ để rửa sạch sân cho nước phun mạnh hơn thì dòng rửa lọc cũng tương tự vậy thôi, càng mạnh càng nhỏ rửa càng sạch.

Chúng ta có thể tham khảo một số sơ đồ ráp lọc xả ngược được như sau

Để chọn được loại lọc, chúng ta có thể vào các link sau để xem từng thông số phù hợp, thông số quan trọng hơn cả vẫn là thông số về bề mặt diện tích lọc. Khi chúng ta chọn được loại lọc mà cho ra tổng tiết diện bề mặt lớn nhất với chi phí nhỏ nhất thì bộ lọc đó là tối ưu. Tuy nhiên, cũng phải kể đến vấn đề về tiện dụng khi sử dụng bộ lọc nước tưới nữa. Mà vấn đề đó đòi hỏi phải có sự tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực tưới.

Chúng ta tham khảo một số loại lọc trong link bôi đỏ dưới đây

Bấm vào ---> BỘ LỌC Y MÀNG hoặc BỘ LỌC T MÀNG nếu bạn thích lọc màng và diện tích vài sào

Bấm vào ---> BỘ LỌC Y ĐĨA hoặc BỘ LỌC T ĐĨA nếu bạn thích lọc Y đĩa nếu diện tích canh tác của bạn rộng dưới 1-4ha

Bấm vào ---> BỘ LỌC XẢ TỰ ĐỘNG VAN CƠ nếu quy mô vườn của chúng ta rộng trên 4ha

Bấm vào ---> BỘ LỌC XẢ TỰ ĐỘNG MẠCH ĐIỆN TỬ nếu quy mô vườn của chúng ta trên 20ha

BÀI 4 (TIẾP)

XEM THÊM CẤU TẠO LỌC ĐĨA QUA VIDEO NÀY

Bài 5: Tính toán thủy lực cho hệ thống tưới

Trong video này tập trung chia sẻ tính toán thủy lực cho một đoạn ống nhánh ở hệ thống tưới của miền tây.  Tính toán thủy lực cho hệ thống tưới ở miền tây

Miền tây thông thường có hình dáng đất rất dài và chiều ngang hẹp

Đối với ống chính: thông thường con sử dụng máy bơm 3hp loại bơm tát và có họng hút và đẩy là 114mm hoặc 90mm. Lý do họ sử dụng ống 90mm hoặc ống 114 là vì toàn bộ vùng đồng bằng miền tây không có cửa hàng nào bán bơm áp cao và cũng chẳng ai mua bơm áp cao để mà bán cả.

Chúng ta có thấy vòng trôn ốc ở đây là cửa hàng điện nước không bán bơm áp cao thì việc bà con nông dân mua bơm áp cao trở nên khó khăn. Và họ tự chế béc nhôm hoặc là béc vít lỗ lớn nên dùng bơm áp thấp sẽ có nhiều lợi thế. Tất cả có 3 lý do là máy bơm không mua được, béc tự chế và nguồn nước bao la

Tuy nhiên, cái gì có cái ưu thì cũng có cái nhược

Hiện nay, tình trạng hạn mặn do trung quốc đóng cửa đập nên vào mùa khô, nước trên thượng lưu không về, nước biển xâm thực làm cho nước miền tây bị hạn mặn nhiều. Chính điều này làm cho bà con miền Tây trở nên khó khăn khi sử dụng hệ thống đường ống cồng kềnh và lỗ béc lớn này đã khiến cho nguồn nước dù có bao la đến cỡ nào cũng không thể cung cấp đủ cho hệ thống tưới kiểu này được. Vì tưới kiểu này rất hao nước vì béc phun tỏa khắp mặt liếp và văng cả xuống mương. Đây là phương pháp tưới phủ hay còn gọi là tưới lan

Đường ống cồng kềnh cũng khiến cho phương pháp tưới này chi phí cũng không nhỏ. Thậm chí còn mắc hơn cả hệ thống tưới tiết kiệm.

Việc tính toán đường kính ống phù hợp với chiều dài như thế nào thể hiện qua nội dung video này. Mời các bạn đón xem

 

Nếu một hệ thống tưới mà để tưới 1 hecta trong cùng một lần tưới đòi hỏi vũ lượng là 500m3/h thì sẽ không tối ưu bằng hệ thống tưới đòi hỏi vũ lượng chỉ có 30m3/h. Do đó, thiết bị đầu cuối khá quan trọng trong công nghệ tưới hiện đại. Giải pháp tưới bố tri thiết bị đầu cuối có thể chia làm nhiều loại phù hợp cho từng loại cây khác nhau mà lựa chọn như: Tưới nhỏ giọt

Tưới phun mưa tại gốc

Tưới phun sương Tưới phun thuốc...

Mời các Bạn xem video sau để hiểu rõ hơn về thiết bị đầu cuối của hệ thống tưới nhé